Bạn đã nghe nhiều về tinh dầu thảo dược, tuy nhiên bạn vẫn chưa thật sự hiểu tinh dầu thảo dược là gì? Cách chiết xuất tinh dầu thảo dược như thế nào và nó có tác dụng gì trong việc chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp? Đừng lo, hãy để Cheer sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên cũng như tìm hiểu cách sử dụng tinh dầu thảo dược sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
Khi bạn chà sát một chút vỏ quả chanh giữa lòng bàn tay, bạn đã có được một lượng nhỏ tinh dầu thảo mộc chanh được giải phóng bởi các tuyến dầu bị dập từ các nốt sần trên vỏ. Tinh dầu mang mùi thơm đặc trưng của thực vật sản xuất chúng và để chiết xuất được 1 lọ tinh dầu thảo dược nguyên chất là cần một lượng lớn nguyên liệu thiên nhiên cũng như qua một quá trình không đơn giản. Cụ thể, câu chuyện này như thế nào, tất cả sẽ hé lộ ở bài viết này.
Tinh dầu thảo dược là gì?
Khi nhận dạng bằng mắt, tinh dầu thảo dược được thấy là một dạng chất lỏng có màu hoặc trong suốt và nếu dùng mũi ngửi thì nó có mùi thơm của bản thể chiết dầu. Phần lớn các loại tinh dầu đều trong suốt, chỉ trừ một số đặc biệt có màu vàng hay hổ phách như tinh dầu cam, tinh dầu sả, tinh dầu chanh…
Cụ thể, tinh dầu thảo dược là dạng chất lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi được chiết xuất bằng cách chưng cất hơi nước hoặc ép lạnh, từ lá cây; thân cây; hoa; vỏ cây; rễ cây; hoặc những bộ phận khác của thực vật có thể chiết dầu. Một giọt tinh dầu nhỏ xinh là sự hòa trộn đặc biệt tinh tế của những chất chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên.
Có một nghịch lý về tinh dầu thế này, chúng ta gọi hợp chất được chiết xuất từ thiên nhiên – là “dầu” nhưng theo các nghiên cứu thì nó không hề chứa một dạng chất béo nào cả, và cũng nhạt đi rất nhanh vì khả năng bay hơi rất mạnh. Đặc biệt, theo ước tính của các nhà khoa học, tinh dầu thảo dược mang sức sống, năng lượng tinh khiết gấp 50-100 lần so với các loại thảo dược sấy khô khác bởi nó được chiết xuất trực tiếp từ khi thực vật tươi, mang năng lượng sống của thiên nhiên.
Cách chiết xuất tinh dầu thảo dược
Bạn có biết, để gia công 10ml tinh dầu hoa hồng (Rose Essential Oil) thì bạn cần dùng khoảng 50kg cánh hoa tươi. Tuy nhiên, năng suất chiết xuất tinh dầu sẽ tùy thuộc vào thời điểm để khai thác nguyên liệu làm tinh dầu thảo mộc – sẽ có một giai đoạn trong ngày để thu hái mà thực vật cho tinh dầu đạt được năng suất và chất lượng cao nhất. Chẳng hạn để có tinh dầu thảo dược từ hoa hồng sản xuất đạt sản lượng cao nhất thì cánh hoa phải được hái vào buổi sáng sớm khi hoa còn ngậm sương cùng điều kiện cánh hoa không dập nát. Lúc này, để có được 10ml tinh dầu hoa hồng người ta chỉ cần hái 3kg cánh hoa.
Hiện nay, để chiết xuất được tinh dầu thảo dược có rất nhiều cách, trong đó, 3 cách sau đây được những đơn vị gia công tinh dầu sử dụng nhiều nhất.
Chưng cất hơi nước: Những loại tinh dầu thảo mộc từ lá, hoa, rễ, và vỏ cây thường được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước, ví dụ như Oải hương Lavender, Hoa hồng Rose, Bạc hà Peppermint,… Cụ thể, đây là quá trình hơi nước đi qua các nguyên liệu trong một bình chứa kín. Tinh dầu dễ bay hơi hơn cùng với hơi nước và đi qua lỗ thông hơi vào trong một buồng ngưng tụ. Ở đây cả hơi nước và tinh dầu đều chuyển thành dạng lỏng và phân tách riêng do tính chất (tinh dầu nhẹ hơn nước, vì vậy chúng nổi lên trên và được tách ra, ngoài ra, có một số ngoại lệ khác như tinh dầu đinh hương,… nó nặng hơn nước nên chìm ở lớp dưới cùng).
Ép lạnh là phương pháp thường được dùng để chiết xuất tinh dầu từ vỏ quả, vật liệu thực vậy dễ dàng giải phóng được các thành phần thơm. Tinh dầu ép lạnh có mùi thơm tươi mới và có màu sáng như: tinh dầu Vỏ Bưởi (Pomelo Essential Oil), tinh dầu Vỏ Cam (Orange Peel Essential Oil), … Đặc biệt, trong tất cả những cách tách chiết tinh dầu thảo dược nguyên chất thì ép lạnh được xem là cao cấp nhất. Quá trình ép lạnh không dùng nhiệt, nên tinh dầu giữ lại được hàm lượng mùi thơm chính xác của thực vật. Nhưng nhược điểm của ép lạnh là chỉ thích hợp chiết dầu cho nguyên liệu dễ giải phóng tinh dầu nên không áp dụng đại trà.
Dung môi chiết xuất là một quá trình hóa học, nơi một dung môi thích hợp được sử dụng để liên kết với các tinh dầu dễ bay hơi trong nguyên liệu. Dung môi này sau đó được tách ra khỏi hỗn hợp, để có được tinh dầu. Trong số những loại dung môi dùng chiết xuất tinh dầu nguyên chất thì rượu là dung môi truyền thống bởi nó phổ biến, dễ bay hơi để lấy được tinh dầu thảo dược tinh khiết nhất. Tuy nhiên, một số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác như axeton, propan và hexane cũng được dùng làm dung môi. Nhưng các hóa chất có thể dư lại lượng chất độc hại, vì vậy tinh dầu chiết xuất bằng dung môi không được sử dụng để điều trị.
Công dụng của tinh dầu thảo dược là gì?
Theo dòng lịch sử phát triển hàng ngàn năm trước, tinh dầu thảo dược được mệnh danh là kho báu của thiên nhiên, là tủ thuốc của tự nhiên và được phát triển thành những phương pháp trị liệu, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp trên toàn thế giới. Giữa thế kỉ 19, tinh dầu thảo dược được tập trung nghiên cứu, sau đấy nó trở thành phương pháp trị liệu phổ cập tại các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp…
Ngày nay, tinh dầu thảo dược được ứng dụng chủ yếu trong các quy trình sản xuất nước hoa, chế mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng hoặc dùng trong công nghiệp thực phẩm để tạo hương vị cho đồ uống và thực phẩm, hay thêm mùi vào hương/trầm, nến thơm và các sản phẩm tẩy rửa vệ sinh gia dụng khác.
Một số công dụng cụ thể từ tinh dầu thảo dược cụ thể:
1. Tinh dầu giúp loại bỏ tế bào chết trên da, giữ và làm cho da mượt mà, mềm mại kích hoạt làm tiêu mỡ thừa dưới da, giúp da săn chắc ngăn ngừa mụn trứng cá.
2. Tinh dầu giúp trị cảm cúm, nhức đầu, các bệnh về khớp, trị liệu các vấn đề về gan, thận, mất ngủ, giải độc cho cơ thể, thư giãn, giảm strees…
3. Tinh dầu tạo mùi thơm nhẹ nhàng, và hoàn toàn tinh khiết cho không gian.
4. Tinh dầu dùng trong sản xuất thuốc
Cách sử dụng tinh dầu thảo dược là gì?
Việc dùng tinh dầu thảo mộc để chăm sóc sức khỏe, làm đẹp đã chẳng xa lạ với nhiều người. Cụ thể, những khách hàng thường tìm đến cửa hàng HerbStory thường sử dụng tinh dầu thảo dược nguyên chất theo 3 cách sau đây:
Sử dụng trực tiếp lên cơ thể
Tinh dầu thảo dược có khả năng thẩm thấu rất tốt trên da bằng việc hấp thu trực tiếp qua màng tế bào. Tuy nhiên, việc dùng tinh dầu tinh khiết để bôi lên da có thể gây bỏng rát, vì thế, chúng ta phải pha loãng tinh dầu với dầu nền theo tỷ lệ 0.5% – 5%. Tuy nhiên, trẻ em dưới 3 tháng tuổi không nên sử dụng tinh dầu.
Tinh dầu để bôi: Dùng tinh dầu để bôi lên da có thể giúp trị liệu một số vấn đề trên da như mụn, ngứa, dị ứng,…
Tinh dầu để mát xa: Mát xa với tinh dầu là 1 liệu pháp hiệu quả để giảm trừ căng thẳng và chăm sóc da. Tuy nhiên, tinh dầu không mát xa trực tiếp được lên da mà phải sử dụng kết hợp với dầu nền như dầu dừa Coconut, dầu Jojoba, dầu Olive,…
Sử dụng hương thơm
Hương thơm từ tinh dầu được dùng chủ yếu trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp. Cụ thể có thể giải cảm, tiêu ho, tinh thần mệt mỏi,…
- Các dùng để hít: Nhỏ 3 đến 5 giọt tinh dầu vào khăn có chất liệu vải cotton để ở nơi mà bạn cần tạo mùi. Tinh dầu sẽ bay hương và lan tỏa những nơi gần đó.
- Cách dùng để xông: Vì tinh dầu chỉ bay hơi ở nhiệt độ cao nên phải dùng thêm công cụ đó là đèn khuếch tán tinh dầu (Bằng điện hoặc bằng nến).
- Dùng để xịt: Do tinh dầu không tan trong nước chỉ tan trong cồn và dầu nền. Nên muốn làm để xịt thì phải pha với cồn y tế 70 độ hoặc 90 độ.
Liên hệ với chúng tôi :
Tinh dầu Cheer
Địa chỉ: Tòa nhà Lexington số 67 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Hotline: 0938.417.786
Website: tinhdaucheer.com
Bài viết liên quan: